Sao Chính Tài Trong Tứ Trụ Mang Ý Nghĩa Gì?

Trong lá số Bát tự, Chính Tài là cái ta khắc. Lấy can ngày là ta, ta dương khắc can âm, ta âm khắc can âm, thì cái bị khắc chính là sao Chính Tài.

Chính-Tài-Trong-Tứ-Trụ
Chính Tài trong Tứ Trụ đại diện cho người vợ cả, vợ chính thức…

Thông thường khi nói về sao Tài, ta có thể hiểu được đó là những người bị ta điều khiển như thê thiếp, nô bộc… hoặc những vật dụng thiết yếu cho bản thân như tiền bạc, hàng hóa, lương thực.

Còn khi nói về sao Tài trong Tứ trụ thì chia ra làm Chính Tài và Thiên Tài. Trong đó Chính Tài được xem là vợ cả, Thiên Tài là vợ lẽ, cha. Vì vậy với lá số những ai chẳng may khuyết Tài thì cả đời khó mà có vợ, nếu có kết hôn thì cũng sẽ chia tay sớm mà sống trong cảnh cô độc tuổi già, thậm chí còn rất có duyên với tu đạo. 

Ý nghĩa của sao Chính Tài

  • Chính Tài đại diện cho tài vận, tài lộc, tài sản, tiền lương. Những người thuộc cách Chính Tài phù hợp đi theo những công việc mang tính chất chắc chắn như ngân hàng, tín dụng, bán tạp hóa, siêu thị, môi giới, bảo hiểm… nhìn chung là những công việc không cần phải đầu tư mạo hiểm, ít rủi ro, làm công ăn lương ổn định. 
  • Trong lá số, nếu Chính Tài là dụng hỷ thần tức mệnh chủ tính tình cần cù, tiết kiệm, chịu thương chịu khó, chăm chỉ nỗ lực, cần mẫn làm việc, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, con người chính trực. Tuy nhiên vì quá chắc chắn nên bản thân dễ theo chiều hướng nhu nhược, không có chí tiến thủ, sự nghiệp bình bình. 
  • Ngược lại, nếu Chính Tài là kỵ thần thì bản thân vì quá coi trọng đồng tiền nên cực kỳ keo kiệt, không hào phóng, tính toán chi li, thậm chí vì tiền mà bất chấp, làm nhiều thứ không phù hợp luân thường đạo lý. 
  • Nhìn chung, Chính Tài có tác dụng sinh Quan sát, làm yếu Thực Thương, hao mòn Thân và khắc chế Chính Ấn, Kiêu thần
  • Tài là nguồn sống của con người, vì vậy Tứ trụ vô Tài tức cả đời nghèo khó, lao đao, chỉ trông chờ vào những lưu niên, đại vận hành Tài vận thì cuộc đời mới khởi sắc. Ngược lại khi Chính Tài quá nhiều thì dễ bị tranh đoạt, tiền của mình có không tiêu mà lại cho người khác. 
  • Tài vượng khắc Ấn, lá số những người gặp Chính-Thiên Tài quá nhiều nên sống xa gia đình, nếu không người mẹ dễ gặp nhiều bệnh tật, khó sống thọ. 

Chính Tài trong mỗi trụ mang hàm ý gì?

Dù là sao nào trong 10 thần, tùy thuộc là dụng hay kỵ thì ý nghĩa tại mỗi trụ sẽ có sự khác nhau. Với sao Chính Tài thì chúng ta có thể hiểu như sau:

  • Trụ năm: Nếu Chính Tài là dụng hỷ thần, lại không bị hình xung khắc phá tức mệnh chủ sinh ra trong gia đình khá giả, tài chính vững chắc, được bố mẹ chăm lo ăn học tử tế. Ngược lại thì cuộc sống trung bình, bản thân phải bôn ba vất vả mưu sinh thuở nhỏ. 
  • Trụ tháng: Tương tự, nếu Chính Tài là dụng hỷ thần thì mệnh chủ sẽ có được những tính cách, phẩm chất tốt đẹp đã nói ở mục trên. Bản thân có thể nhờ cậy được anh em. Thời thanh niên Tài vận tốt đẹp. Tuy nhiên nếu Chính Tài gặp mộ, tuyệt thì bản thân khá keo kiệt; nếu gặp Kiếp Tài đồng trụ thì tuy Tài vận ổn nhưng dễ bị bạn bè, đồng nghiệp xung quanh cướp đoạt bất cứ lúc nào. Trụ năm lộ Kiếp, trụ tháng lộ Chính Tài thì tiền bần hậu phú (khổ trước sướng sau). Trụ giờ lộ Kiếp thì tiền phú hậu bần. 
  • Trụ ngày: Nếu Chính Tài là dụng hỷ thần tức bản thân nhờ cậy được vợ, tài chính sau hôn nhân ngày càng tốt đẹp, cuộc sống đi lên. Ngược lại nếu mệnh thân yếu dụng Ấn mà gặp Chính Tài kỵ thần đóng ngay chi ngày tức vợ lười nhác, phá của, cuộc sống hôn nhân thất bại. 
  • Trụ giờ: Chính Tài là dụng hỷ thần tức cuối đời Tài vận tốt đẹp, bản thân có thể nhờ cậy được con cháu. Tuy nhiên nếu mệnh thân yếu, Chính Tài là kỵ thần thì tuổi già e rằng khốn khó, vất vả. 

Một vài luận đoán của cổ nhân khi lá số gặp sao Chính Tài:

  • Tài nhiều làm tổn thương Ấn, là mệnh khắc mẹ rất nặng.
  • Can ngày vượng, Chính Thiên Tài vượng thì là người giàu có và nhiều vợ.
  • Trong Tứ trụ, Tài là dụng thần tức vợ ngoan hiền, xinh đẹp, đảm việc nhà. 
  • Chính Tài đóng ở Đào Hoa thì vợ dễ bị người khác dụ dỗ, lôi cuốn. 
  • Trong Tứ trụ không có Tài là mệnh tu hành. 

Tóm lại với mỗi lá số khác nhau thì sao Chính Tài sẽ có những tác dụng riêng biệt với độ mạnh yếu khác nhau. Vì vậy những kiến thức trên chỉ mang tính tham khảo và cần suy xét kỹ trong từng trường hợp. 

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chia sẻ tiếp theo!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *